Thủ tục xin giấy phép hoạt động cho phòng khám đa khoa
Mở phòng khám riêng có lẽ là điều mà bất kỳ một bác sĩ nào cũng mong muốn vì nó là nơi làm việc của chính mình và gia tăng thu nhập rất nhiều cho các bác sĩ. Nhưng để phòng khám đa khoa được cấp phép hoạt động là điều không dễ và rất nhiều yêu cầu nghiêm ngặt do đây là ngành đặc thù liên quan trực tiếp đến tính mạng cũng như sức khỏe của con người nên chịu chế tài kiểm soát vô cùng chặt chẽ từ các cơ quan.
Tư vấn Đông Phương Group xin đưa ra một số thông tin khái quát như sau:
I. Quy định cấp giấy phép
– Luật khám bệnh chữa bệnh 2009
Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề cơ sở khám bệnh chữa ;
Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề người hành nghề;
Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Thẩm quyền cấp phép:
– Sở y tế tỉnh, thành phố.
II. Điều kiện mở phòng khám tư nhân
1. Bác sỹ muốn mở phòng khám ngoài giờ phải thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.
2. Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó, lý lịch không có án tích đáp ứng đủ điều kiện mở phòng khám chuyên khoa
3. Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên 1 phòng khám tư nhân
4. Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải hành nghề liên tục trong 2 năm đến ngày xin giấy phép mở phòng khám ngoài giờ, nếu không hành nghề thì phải có những buổi cập nhật kiến thức y khoa.
Hồ sơ thủ tục mở phòng khám chuyên khoa
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài ( Bản sao).
- Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ( Bản sao).
- Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám.
- Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám.
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Hợp đồng thu gom rác thải.
Tài Liệu khách hàng cần cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài ( Bản sao).
- Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ( Bản sao).
- Hợp động thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám.
- Hợp đồng thu gom rác thải.
Dịch vụ mở phòng khám chuyên khoa của Đông Phương Group
– Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ từ việc lựa chọn đặt tên, chuẩn bị hồ sơ pháp lý, cơ sở vật chất,…đáp ứng đủ điều kiện mở phòng khám chuyên khoa
– Soạn hồ sơ xin cấp giấy phép mở phòng khám chuyên khoa
– Đại diện doanh nghiệp giao dịch, tiến hành các công việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép;
– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời cơ quan có thẩm quyền, nhận kết quả và khiếu nại nếu có;
Thời gian cấp giấy phép:
Thời gian được cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.
>>Xem ngay : dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
>> Xem ngay : bác sĩ xin nghỉ việc có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
>>Xem ngay bác sĩ nghỉ việc phải bồi thường chi phí đào tạo như thế nào?