• Hotline: 0902 3579 22
  • Email: dongphuonglaw2020@gmail.com

Dịch vụ Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với bất kỳ cơ sở kinh doanh hàng ăn, nhà hàng hay thực phẩm thì giấy phép an toàn vệ sinh là bắt buộc. Tư Vấn Đông Phương Group xin đưa ra khái quát cụ thể để khách hàng có cái nhìn tổng quát về loại giấy phép này như sau: 

 Các cơ sở bắt buộc phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định: nơi kinh doanh thực phẩm bao gồm cả cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm (giết mổ, chế biến thực phẩm)
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống: cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm: hay còn gọi là cửa hàng thực phẩm, chủ yếu chỉ để bán thực phẩm, không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn: cơ sở dịch vụ ăn uống cố định, phục vụ số lượng khách hàng lớn cùng một lúc ( cửa hàng cơm bình dân; bún, phở, miến, cháo;….)
  • Nhà hàng ăn uống: nơi ăn uống có đông khách hàng cùng một thời điểm, cùng sử dụng dịch vụ ăn, uống cùng một lúc.
  • Quán ăn: cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, thường được bố trí ở dọc đường, hè phố, những nơi công cộng.
  • Căng tin: là cơ sở bán đồ ăn, uống, điểm tâm nhẹ và giải khát, hay ăn uống trong tập thể cơ quan.
  • Chợ: nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể: là nơi ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, ấu nướng tại chỗ.
  • Siêu thị: với quy mô lớn, bán thực phẩm và hàng hóa đủ loại.
  • Hội chợ: nơi tổ chức, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, đánh giá chất lượng sản phẩm.
  • điều này nhằm đảm bảo cho các cơ quan chức năng có thể quản lý chất lượng hàng hóa được đưa ra thị trường đúng yêu cầu về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh đó còn giảm khả năng các cơ sở kinh doanh nhằm mục đích trục lợi sử dụng những thực phẩm bẩn đưa ra thị trường đến tay người tiêu dùng.

đọc thêm :  thủ tục sang tên sổ hồng chung cư năm 2020 như thế nào?

  • Xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không có giấy phép như thế nào: 

    Theo quy định tại Điều 24, Nghị định 178/2013/NĐ-Cp, quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, pháp luật quy định:

    • Cấp xã có thẩm quyền phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng.
    • Cấp huyện có thẩm quyền phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng.
    • Cấp tỉnh trở lên có thẩm quyền phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng.

      Thành phần hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm: 

      • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
      • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
      • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
      • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở y tế và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
      • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

      Nơi nộp hồ sơ:

      Tùy từng lĩnh vực quản lý của các Bộ khác nhau, nên việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại  Bộ y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ công thương.

      Hãy liên hệ với Đông Phương Group, chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý khách hàng về:

      1. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
      2. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
      3. Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
      4. Đại diện để nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng;
      5. Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Bộ y tế, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
      6. Nhận Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên đây là những thông tin khái quát do Đông Phương Group đưa ra mang mục đích tham khaor thực tế từng trường hợp cụ thể sẽ khác nhau, quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền mất bao lâu? 

 đọc thêm : Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tin học như thế nào?

trân trọng ! 

 

 

 

© Copyright 2020 Dongphuonglaw