• Hotline: 0902 3579 22
  • Email: dongphuonglaw2020@gmail.com

Thủ tục xin giấy phép lưu hành Thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa nắm được thủ tục xin cấp giấy phép lưu hành Thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm. Công ty TNHH Quốc tế Luật Đông Phương giới thiệu bộ thủ tục như sau:

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XIN GIẤY PHÉP LƯU HÀNH THUỐC:

Luật 105/2016/QH13 Dược.

Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Thông tư 32/2018/TT-BYT.

Thông tư 277/2016/TT-BTC.

II. SẢN PHẨM ĐỦ ĐIỀU KIỆN XIN GIẤY PHÉP LƯU HÀNH THUỐC HOÁ DƯỢC, VẮC XIN, SINH PHẨM:

Điều kiện thực hiện theo quy trình thẩm định nhanh (Điều 34 Thông tư 32/2018/TT-BYT). Các trường hợp được thực hiện theo quy trình thẩm định nhanh:

  1. Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  2. Thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, quốc phòng, chống dịch bệnh,…
  3. Thuốc trong nước sản xuất trên những dây chuyền mới đạt tiêu chuẩn GMP hoặc trên dây chuyền nâng cấp đạt tiêu chuẩn GMP-EU, GMP-PIC/S và tương đương trong thời hạn không quá 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận GMP.
  4. Vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền đánh giá đạt yêu cầu, vắc xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
  5. Thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt chỉ có không quá 02 (hai) thuốc tương tự (cùng hoạt chất, cùng dạng bào chế, cùng hàm lượng, nồng độ) có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, bao gồm:
  6. a) Thuốc điều trị ung thư;
  7. b) Thuốc điều trị kháng vi rút thế hệ mới;
  8. c) Kháng sinh thế hệ mới;
  9. d) Thuốc dùng trong điều trị sốt xuất huyết, lao, sốt rét.
  10. Thuốc sản xuất trong nước, gồm:
  11. a) Thuốc sản xuất gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam đối với thuốc điều trị ung thư, vắc xin, sinh phẩm, thuốc điều trị kháng vi rút thế hệ mới, kháng sinh thế hệ mới;
  12. b) Thuốc dược liệu có đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã nghiệm thu đạt yêu cầu, thuốc sản xuất toàn bộ từ nguồn dược liệu trong nước đạt thực hành tốt nuôi trồng thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn WHO; c) Thuốc mới sản xuất trong nước đã hoàn thành thực hiện thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam;
  13. Thuốc mới (điều trị ung thư, kháng vi rút thế hệ mới,…), sinh phẩm.
  14. Biệt dược gốc được sản xuất gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.  

* Các trường hợp áp dụng quy trình thẩm định rút gọn: 

Hồ sơ đăng ký được thẩm định theo quy trình thẩm định rút gọn khi đáp ứng các điều kiện:

– Cơ sở sản xuất được Cục Quản lý Dược đánh giá đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc.

– Thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn.

– Thuốc không phải dạng bào chế giải phóng biến đổi.

– Thuốc không dùng trực tiếp trên mắt.

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ THỰC HIỆN THỦ TỤC CÔNG BỐ THUỐC HOÁ DƯỢC MỚI, VẮC XIN, SINH PHẨM

Thành phần hồ sơ:

Phần 1. Hồ sơ hành chính, gồm:

  1. Đơn đăng ký theo Mẫu 6/TT.
  2. Giấy ủy quyền (nếu có) theo Mẫu 8/TT.
  3. GCN đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở của Việt Nam.
  4. Giấy tờ pháp lý đối với cơ sở đăng ký của nước ngoài.
  5. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với cơ sở của nước ngoài. (Không yêu cầu nếu cơ sở đăng ký đã được công bố).
  6. Giấy chứng nhận CPP theo Mẫu 7/TT ban hành kèm theo Thông tư này.
  7. Mẫu nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dự kiến lưu hành.
  8. Mẫu nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc lưu hành thực tế tại nước sản xuất hoặc nước cấp CPP.
  9. Tóm tắt đặc tính sản phẩm đối với thuốc hoá dược, vắc xin, sinh phẩm. theo Mẫu 9/TT.
  10. Tài liệu đánh giá việc đáp ứng GMP đối với các trường hợp quy định tại Điều 95 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP; đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam. (không yêu cầu nếu cơ sở đã được đánh giá và công bố hoặc đã nộp theo các hồ sơ thuốc khác cùng địa điểm sản xuất)
  11. Giấy tờ pháp lý của cơ sở sản xuất dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu, dược liệu. (thực hiện theo lộ trình).
  12. Giấy chứng nhận GLP của cơ sở kiểm nghiệm đối với trường hợp quy định tại khoản 17 Điều 23 Thông tư 32/2018/TT-BYT.
  13. Kế hoạch quản lý nguy cơ theo Mẫu 10/TT ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BYT.
  14. Giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ; hợp đồng chuyển giao quyền đối tượng sở hữu công nghiệp; giấy tờ chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu (GACP, CEP, nguồn dược liệu trong nước, nguồn dược liệu nhập khẩu,…)
Thủ tục xin giấy phép lưu hành Thuốc hóa dược, Vắc xin, Sinh phẩm
Thủ tục xin giấy phép lưu hành Thuốc hóa dược, Vắc xin, Sinh phẩm

            Phần 2. Hồ sơ kỹ thuật xin giấy phép lưu hành thuốc gồm:

Tài liệu thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II – ACTD hoặc Hợp phần 3-ICH-CTD và các quy định cụ thể sau:

  1. Đối với vắc xin, huyết thanh chứa kháng thể, dẫn xuất của máu và huyết tương người: a) Giấy chứng nhận xuất xưởng lô được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước cấp CPP theo quy định;
  2. b) Phiếu kiểm nghiệm, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm xác nhận bởi Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế;
  3. Đối với thuốc hiếm và thuốc cho nhu cầu điều trị đặc biệt:
  4. a) Thuốc hiếm để điều trị bệnh hiếm gặp: dữ liệu nghiên cứu độ ổn định sẵn có theo hướng dẫn của ASEAN hoặc của ICH;
  5. b) Thuốc cần thiết cho nhu cầu điều trị đặc biệt: dữ liệu nghiên cứu độ ổn định sẵn có theo hướng dẫn của ASEAN hoặc của ICH được Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp cơ sở đăng ký chứng minh thuốc không thể bảo quản ở điều kiện khí hậu vùng IVb theo hướng dẫn của ASEAN.
  6. Trường hợp cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam:
  7. a) Không yêu cầu phải nộp tài liệu chất lượng liên quan đến nguyên liệu và tài liệu quy định tại khoản 11 Điều 24 Thông tư này trong hồ sơ đăng ký thuốc thành phẩm.
  8. b) Cơ sở đăng ký phải nộp:

– 01 phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm kiểm nghiệm phải có đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng với mức chất lượng tương đương hoặc chặt chẽ hơn mức chất lượng trong tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất nguyên liệu;

– 01 phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất nguyên liệu kiểm nghiệm.

Phần 3. Tài liệu tiền lâm sàng:

Tài liệu tiền lâm sàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần III-ACTD; Hợp phần 4-ICH-CTD và Điều 13 Thông tư số 32/2018/TT-BYT.

Phần 4. Tài liệu lâm sàng:

Tài liệu lâm sàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần IV-ACTD hoặc Hợp phần 5-ICH-CTD.

* Đề nghị phân loại biệt dược gốc: quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 13; điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 32/2018/TT-BYT.

* Với Vắc xin: hồ sơ gồm 01 bản chính và 01 bản sao các tài liệu trên. Không yêu cầu nộp thêm bản sao nếu thực hiện nộp sơ trực tuyến.

* Với tất cả các thuốc khác: hồ sơ gồm 01 bản chính và 02 bản sao các tài liệu: Đơn đăng ký; tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm; 02 bộ mẫu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và hướng dẫn sử dụng. Không yêu cầu nộp thêm bản sao nếu thực hiện nộp sơ trực tuyến.

* Hồ sơ kèm 01 tờ Thông tin sản phẩm. Mỗi phần Tiền lâm sàng, Lâm sàng kèm theo một tờ hướng dẫn sử dụng.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP LƯU HÀNH THUỐC

Quy trình thực hiện:

Bước 1:

Cơ sở nộp 01 hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 đến Cục Quản Dược.

Bước 2:

Khi nhận được hồ sơ đăng ký đủ thành phần, đạt yêu cầu về hình thức, đủ phí, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp cho cơ sở đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 12/TT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018.

Bước 3:

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế có trách nhiệm:

  1. a) Tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký;
  2. b) Trình Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với các hồ sơ đăng ký đề nghị cấp, không cấp hoặc đề xuất xin ý kiến thẩm định, tư vấn của Hội Đồng.
  3. c) Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo kết luận của Hội đồng thẩm định, tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành; sau khi có phê duyệt của Lãnh đạo Bộ Y tế. Trường hợp áp dụng quy trình thẩm định nhanh, thời gian giải quyết là 6 tháng.

Bước 4:

– Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu; trong thời hạn xem xét hồ sơ Cục Quản Dược phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

+ Thời gian cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ: Không quá 36 tháng; kể từ ngày có văn bản của Cục Quản Dược với trường hợp bổ sung tài liệu tiền lâm sàng, lâm sàng, tương đương sinh học, nghiên cứu độ ổn định.

+ Không quá 12 tháng từ ngày có văn bản của Cục Quản Dược đối với các trường hợp còn lại. Thời gian cơ sở đăng ký bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét. Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đăng ký không còn giá trị và cơ sở phải thực hiện lại thủ tục đăng ký.

– Trường hợp không cấp phép, Cục Quản lý Dược phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Bước 5:

Hồ sơ được nộp trực tuyến, qua bưu điện hoặc tại Cục Quản lý Dược. Trình tự giải quyết hồ sơ thực hiện từ Bước 1. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhận đủ tài liệu bổ sung, Cục Quản lý Dược cấp Giấy đăng ký lưu hành; hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp áp dụng quy trình thẩm định nhanh, thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung là 3 tháng. 

Thẩm quyền: Thẩm quyền cấp phép thuộc Cục quản lý dược – Bộ Y tế.

Thời gian: 12 tháng.

Quý khách cần tư vấn thủ tục xin giấy phép lưu hành Thuốc hoá dược, vắc xin, sinh phẩm; Vui lòng liên hệ với DONG PHƯƠNG LAW, HOTLINE: 0902.357.922 để được tư vấn miễn phí

 

© Copyright 2020 Dongphuonglaw