• Hotline: 0902 3579 22
  • Email: dongphuonglaw2020@gmail.com

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Có thể thấy rằng, trên thực tế, thường xảy có các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp này, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng, cũng như lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh doanh, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Liên quan đến nội dung này, bài viết dưới đây xin đi phân tích và làm rõ cho bạn đọc điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, mong qua đó phần nào đem lại ý nghĩa và giúp ích cho bạn đọc!

Cụ thể, để được đăng kí bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bao gồm: có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (căn cứ vào Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009).

đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền mất bao lâu? 

1. Tính mới

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đặt ra không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn là phạm vi trên toàn thế giới. Căn cứ vào qui định tại Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); thì tính mới của kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng ba điều kiện cụ thể, bao gồm:

Một là, kiểu dáng công nghiệp được công nhận là có tính mới nếu tính đến ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (trong trường hợp đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên) mà kiểu dáng công nghiệp đó có sự khác biệt cơ bản rõ rệt với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài. Hay nói khác đi, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ phải không được đồng nhất hoặc tương tự gần giống đến mức gây nhầm lẫn với bất kì kiểu dáng công nghiệp nào đã tồn tại trước đó.

Hai là, kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt cơ bản với nhau nếu chỉ khác biệt bởi các đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết và ghi nhớ được, các đặc điểm đó không dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp với nhau.

Ba là, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chưa bị bộc lộ công khai ở bất cứ đâu, dưới bất kì hình thức nào tính đến ngày nộp đơn. Cụ thể như kiểu dáng công nghiệp có thể bị bộc lộ thông qua các cách thức bao gồm: Sử dụng kiểu dáng công nghiệp, mô tả bằng văn bản như phát hành các ấn phẩm; trưng bày các cuộc triển lãm hay qua các bài giảng hoặc có thể được bộc lộ thông qua bất kì hình thức nào khác trước ngày nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ mà một chuyên gia trung bình trong lĩnh vực đó có thể nắm bắt được bản chất của kiểu dáng công nghiệp đó.

2. Tính sáng tạo

Căn cứ vào Điều 66 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì có thể hiểu một kiểu dáng công nghiệp là đáp ứng tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất cứ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó phải là thành quả sáng tạo của tác giả không được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Có thể thấy, kiểu dáng công nghiệp được mô tả trong đơn yêu cầu trên đồng thời cũng phải tạo ra bước tiến rõ rệt về mặt kĩ thuật so với kiểu dáng cũ của các sản phẩm cùng loại trước đó. Như vậy, tiêu chí về tính thẩm mĩ của kiểu dáng công nghiệp phải hội tụ cả yêu cầu về tính thẩm mĩ và yêu cầu về tính kĩ thuật của sản phẩm và đó cũng chính là cơ sở cho tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ.

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp

Căn cứ vào Điều 67 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì một kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu kiểu dáng công nghiệp đó có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó. Đặc điểm này nhấn mạnh tính khả thi của kiểu dáng công nghiệp, chứng tỏ kiểu dáng công nghiệp theo sự mô tả trong đơn đăng kí phải được triển khai thực hiện trong điều kiện thực tế và có thể cho ra các thành phẩm cụ thể như kết quả đã nêu ra trong đơn yêu cầu.

Ví dụ cụ thể như nước uống đóng chai Lavie thì kiểu dáng công nghiệp ở đây là vỏ chai bằng nhựa, hình trụ tròn…hoàn toàn có thể làm mẫu để sản xuất hàng loạt theo dây chuyền bằng phương pháp công nghiệp, có thể triển khai thực hiện trong điều kiện thực tế, đưa ra được sản phẩm cụ thể như kết quả đã nêu trong đơn yêu cầu, do đó đáp ứng được yêu cầu có khả năng áp dụng công nghiệp. Xét một ví dụ khác như trong đơn yêu cầu mô tả kiểu dáng công nghiệp của một loại nước uống đóng chai là vỏ chai bằng nhựa, có hình một bông hoa hồng nhưng trên thực tế không thể dùng kiểu dáng này làm mẫu để chế tạo hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp. Do đó, không đảm bảo được tính khả thi, đảm bảo được kiểu dáng công nghiệp này được triển khai trên thực tế và đem lại kết quả đúng như mô tả là hình dáng bông hoa hồng như trong đơn đăng kí.

Như vậy, bài viết trên đây cơ bản chỉ ra và phân tích cho bạn đọc về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này nói riêng

Lưu ý : Bài viết trên được trích Đông Phương Group trích dẫn từ nguồn uy tín mang tính tham khảo cho quý khách hàng nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu xin vui lòng liên hệ dongphuonglaw.com để được tư vấn viên hỗ trợ cụ thể hơn 

đọc thêm : Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tin học như thế nào?

trân trọng !

© Copyright 2020 Dongphuonglaw