• Hotline: 0902 3579 22
  • Email: dongphuonglaw2020@gmail.com

Phân Biệt Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Hình sự là một trong lĩnh vực pháp luật có sự điều chỉnh và thay đổi nhiều nhất theo xu thế chung của thời đại. Ở Việt Nam, nhu cầu hiểu biết và áp dụng pháp luật của người dân ngày càng được phát triển. Và một trong những vấn đề mà được nhiều người dân quan tâm đó là các căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Cụ thể, tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hai trong nhiều căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự đó là phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. Vậy theo quy định của Bộ luật Hình sự thì phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết có làm sao không? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên Tư vấn Pháp lý của Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Tư Vấn Đông Phương Group xin gửi đến bạn bài viết sau để làm rõ vấn đề như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung tư vấn

Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều là những quy định mang tính “truyền thống” trong lĩnh vực pháp luật hình sự ở nước ta. Do những lý luận về tội phạm liên quan đến việc xác định hành vi nào là hành vi có dấu hiệu của tội phạm hình sự cũng như đảm bảo nguyên tắc “tránh làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm” thì việc quy định những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự này là hợp tình, hợp lý.

1. Như thế nào là tình huống phòng vệ chính đáng

Chúng tôi, Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Tư Vấn Đông Phương Group cũng thường xuyên được Quý Khách hàng tin tưởng, yêu cầu trợ giúp pháp lý về các trường phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. Theo đó, chúng tôi đã tổng hợp được những điều kiện trên cơ sở căn cứ pháp luật tại Điều 22 (phòng vệ chính đáng), Điều 23 (tình thế cấp thiết) cùng với những tình huống thực tiễn như sau:

Trước hết, những điều kiện đáp ứng tình huống được coi là trường hợp phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đó là:

  • Việc phòng vệ chính đáng nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức;
  • Việc chống trả hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại của người thực hiện hành vi đang diễn ra và chưa kết thúc;
  • Việc chống trả một cách cần thiết.

Trường hợp một người thực hiện hành vi mà xác định việc thực hiện hành vi ấy thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng thì phải đáp ứng đủ những điều kiện trên. Tuy nhiên, điều kiện về việc chống trả một cách cần thiết là một quy định “mở”, không nên rõ số lượng và định lượng nên tùy vào từng trường hợp mà sẽ được xác định là phòng vệ chính đáng hay không.

Chẳng hạn, việc một người cố ý gây thương tích và thực tế đã gây ra thương tích cho mình thì việc chống trả lại một cách cần thiết ở đây có thể là 

Tiếp theo, cũng giống như phòng vệ chính đáng thì tình thế cấp thiết cũng là một trong những căn cứ phát sinh loại trừ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi. Và cũng giống như phòng vệ chính đáng thì tình thế cấp thiết cũng cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Nhằm tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức;
  • Phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa;
  • Đây là biện pháp cuối cùng  và không còn sự lựa chọn nào khác.

Chẳng hạn, lái xe đi trên đường bị mất phanh xe, còn ở phía trước là 02 người đang qua đường và bên vệ đường là giải phân cách thì anh ta lựa chọn việc đâm vào giải phân cách thay vì đâm vào người. Rõ ràng thiệt hại tài sản ở đây nhỏ hơn thiệt hại về tính mạng con người.

2. Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết có bị làm sao không?

Theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì đều quy định trường hợp phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Do đó, sẽ không bị truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự.

Tuy nhiên, trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết mà hành vi rõ ràng vượt quá yêu cầu thì người gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người có phải đi tù

Như chúng tôi đã phân tích và nhận định trên, việc vượt quá yêu cầu của phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể đối với trường hợp phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người thì người này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 126 về Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Khung hình phạt đó là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là thông tin chia sẻ của dongphuonglaw.com 

 Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng. 

© Copyright 2020 Dongphuonglaw