Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Dựa vào thông tin bạn cung cấp và căn cứ pháp luật hiện hành về tố tụng dân sự, điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
…
|
Theo đó, thẩm quyền giải quyết ly hôn là của tòa án nhân dân cấp huyện nên anh T phải gửi đơn lên Tòa án quận HK
Tiếp theo về tư cách tham gia tố tụng thì anh T nguyên đơn, chị V bị đơn, hàng xóm, con chung của hai người người, chị gái chị V người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Việc chị V đưa ra giấy xác nhận nhưng anh T không công nhận chữ ký và yêu cầu giám định thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa và xem xét thực hiện hoặc không thực hiện việc giám định theo quy định tại điều 103 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
…
|
Trường hợp sắp hết thời hạn hoãn phiên tòa mà vẫn chưa có kết quả giám định thì yêu cầu tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điều 214 Bộ luật dân sự năm 2015
Điều 214. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
…
|
Việc anh T cho rằng khoản vay 3 tỷ là nợ của riêng chị V là chưa chính xác. Bởi đây là khoản vay trong thời kì hôn nhân để mua nhà tài sản chung của hai vợ chồng theo quy định tại điều 37 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:
Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
…
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
…
|
đọc thêm : di chúc miệng có giá trị hay không?
Trên đây là tư vấn của Luật Đông Phương về vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề chia tài sản khi ly hôn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật Đông Phương để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
trân trọng!